Chuyển tới nội dung
11 lý do tại sao khả năng phục hồi sẽ luôn hỗ trợ tốt cho bạn trong quản lý

11 lý do tại sao khả năng phục hồi sẽ luôn hỗ trợ tốt cho bạn trong quản lý

23.04.2019

Có thể nói, quản lý là một trong những nghề có nhiều tố chất Âm – Dương nhất. Nó có thể rất có ích, bồi bổ và bù đắp cho bạn tốt nhưng cũng có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng và không hề chắc chắn chút nào. Khả năng phục hồi từ những khó khăn cũng sẽ là một thuộc tính giúp bạn điều hành tốt hơn trong công việc.

Dưới đây là 11 lý do tại sao, bao gồm: 5 điều cản trở cần thiết cho sự phục hồi và 6 điều thuận lợi khiến bạn cảm thấy rất vui vì gặp khó khăn.

Trước tiên, hãy xem xét 5 điều cản trở:

Sự tàn lụi của lòng trung thành

Điều này liên quan đến sự trung thành của công ty đối với nhân viên và ngược lại. Trong khi một vài công ty vẫn coi trọng những thứ dài hạn thì vẫn có nhiều công ty thích thú hơn với những điều ngắn hạn, thế nên ngày nay thật dễ dàng để những nhà quản lý hóa thành “khủng long”.

Tái cấu trúc doanh nghiệp hiện đang phổ biến

và lợi nhuận của nó thường cũng không đoán trước được. Trên thực tế, sự tái cấu trúc đã trở thành một thứ gì đó kiểu như một môn thể thao của công ty hay một huy hiệu công đức để những nhà quản lý trẻ thể hiện bản thân họ, ngay cả khi việc tái cấu trúc là hoàn toàn không cần thiết. Tôi coi xu hướng này là đáng tiếc nhất. 

Nhiều nhân tố gây căng thẳng

Bản chất của quản lý là gây ra nhiều loại căng thẳng. Bạn có thể bị áp từ phía trên (quản lý trực tiếp của bạn hoặc nhiều cấp quản lý phía trên nữa) và từ phía dưới (chính là các nhân viên của bạn). Những nhân tố này cũng có thể là các hạn chót, ngân sách, việc tái cấu trúc, sự sa thải, hoặc thậm chí là những chuyện trời ơi đất hỡi chẳng liên quan gì đến công việc chính cả. Trong những trường hợp này, bạn cần thật sự bình tĩnh và kiểm soát tình huống để xử lý những căng thẳng một cách thỏa đáng.

Những vấn đề về sự nghiệp khi ở tuổi đã cao

Điều này rất phổ biến và là một câu chuyện khá buồn. Tôi không thể nói chính xác là tôi đã gặp bao nhiêu trường hợp bị sai thải khi họ bước vào tuổi 50, bởi chính những doanh nghiệp mà họ đã gắn bó lâu dài. Họ bị coi là “những con khủng long nhận lương cao” một cách thiếu tinh tế. Tôi từng trao đổi với một vị làm giám đốc điều hành ở một doanh nghiệp về thương mại điện tử, ông ta nói rằng mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và dường như các Sếp của bạn nghĩ bạn đã quá hạn dùng, đã trở thành một con khủng long nhận lương cao chỉ sau 1 hoặc 2 năm làm việc tại công ty.

Các khoản lương hưu đang giảm dần

Theo một thống kê vào năm 2017, chỉ 16% các công ty thuộc top 500 của Fortune vẫn trả trợ cấp, lương hưu cho nhân viên – so với con số 59% vào năm 1998, và con số này còn thấp hơn đối với những công ty nhỏ hơn. Tôi ước là mình có thể nhìn thấy sự lạc quan hơn về thực tế này. Mặc dù những chính sách này sẽ tốt hơn cho biên lợi nhuận của công ty nhưng tôi thấy đây là một xu hướng tiêu cực cho những nhân viên đã gắn bó lâu dài và nó cũng gây ra một tác động xấu đối với người lao động và xã hội trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.

Có lẽ chúng ta đã nghe quá đủ về những điều tiêu cực rồi nhỉ? Sau đây sẽ là 6 lý do tích cực hơn, những điều sẽ giúp bạn đi đúng hướng và cảm thấy lạc quan hơn cho triển vọng của nghề quản trị kinh doanh.

Quản trị là một kỹ năng tuyệt vời và linh hoạt

Quản trị nhân sự một cách hiệu quả là một kỹ năng tuyệt vời. Các chuyên viên nhân sự sẽ chia sẻ cùng bạn rằng: Những nhà quản trị nhân sự giỏi thì rất khó để tìm kiếm và công ty nào cũng cần có họ. Những nhà quản lý có thể thúc đẩy, động viên mọi người trong đội đạt được kết quả khả quan dựa trên một nền tảng bình thường là những nhân tài khó tìm nhất và họ có thể dễ dàng chuyển đổi từ ngành nghề này sang ngành nghề khác.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo không khả dụng trong quản lý

Chắc chắn bạn sẽ tin rằng công nghệ mới là thực tiễn và quan trọng nhưng hãy nhớ là nó không phải là tất cả. Đối với quản trị nhân sự mà nói thì “con người” mới là yếu tố quyết định để công ty vận hành trơn tru và để quản trị nhân sự tốt thì dĩ nhiên phải dùng con người và kỹ năng, cảm xúc của họ chứ không thể dựa vào máy móc được.

Quản trị rất thú vị

Với tất cả những thử thách nó mang lại, quản trị có thể là rất nhiều thứ nhưng chẳng thứ nào buồn tẻ cả - ít nhất là dựa trên kinh nghiệm của chính tôi trong 24 năm làm quản lý. Mọi công việc cứ thế tiến triển, từ quản lý con người đến ngân sách, các vấn đề về cạnh tranh, nền công nghiệp thay đổi, v..v nhưng tôi chưa tìm thấy điều gì buồn tẻ cả. Thực tế nhiều khi tôi cũng thất vọng hoặc lo lắng cho công việc, cho người khác nhưng buồn tẻ thì chưa bao giờ tôi được cảm nhận.

Giải quyết các tranh chấp phức tạp

Là một khả năng độc đáp của con người, đòi hỏi sự phán đoán, kỹ năng ngoại giao, chiến thuật và cả tư duy sáng tạo nữa. Thật không may (hoặc rất may – tùy thuộc vào góc nhìn của bạn) là vẫn sẽ có những tranh chấp phát sinh để các nhà quản lý phải phân xử, giải quyết – ít nhất là từ kinh nghiệm của tôi.

Xây dựng những nhóm làm việc với hiệu suất cao

Là một kỹ năng phức tạp tương tự như mục “tranh chấp” đã nói ở trên.

Sự tái tạo

Nhà quản lý giỏi là người thông minh và sở hữu những bộ kỹ năng cho phép họ tái tạo chính bản thân họ trong những vai trò khác nhau ở các thời điểm khác nhau và trong những môi trường kinh doanh khác nhau. Điều này đảm bảo cho sự an toàn trong công việc và ít nhất có thể bù đắp một phần của sự sụp đổ lòng trung thành lâu dài đã được đề cập ở trên.

Nói ngắn gọn thì, quản trị là một công việc khó nhằn nhưng nó cũng mang lại nhiều phần thưởng giá trị. Khả năng phục hồi sẽ giúp bạn vượt qua từng phần của khó khăn và nhận thấy những lợi ích đáng kể của quản trị. 

Bài viết khác