Work permit (Giấy phép lao động) là gì?
Work Permit (Giấy phép lao động) là thuật ngữ để chỉ loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước Việt Nam cấp cho công dân nước ngoài muốn vào làm việc tại Việt Nam. Đây cũng sẽ là tài liệu chứng minh người lao động nước ngoài đang làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Thông thường, mỗi giấy phép này sẽ ghi nơi công tác, vị trí công việc và thời hạn làm việc của người nước ngoài. Thời hạn làm việc cũng sẽ tùy thuộc vào hợp đồng lao động giữa người lao động và công ty nhưng không được quá hai năm và có thể được cấp lại (gia hạn).
Vietsourcing HR xin gửi tới các bạn những thông tin liên quan đến Giấy phép lao động nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về loại giấy tờ vô cùng cần thiết này.
Với định nghĩa ở trên về Giấy phép lao động, hẳn bạn đã hiểu giấy phép này dùng để làm gì. Tuy nhiên, đối tượng nào bắt buộc phải có và đối tượng nào có thể được miễn giấy phép lao động?
Theo quy định của pháp luật, những trường hợp sau đây sẽ được Miễn giấy phép lao động:
- Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
- Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
- Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
- Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
- Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngoài 19 đối tượng kể trên, những đối tượng buộc phải xin giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Namsẽ là những người có thời hạn làm việc trên 3 tháng và muốn xin phép vào Việt Nam làm việc, họ buộc phải đủ các điều kiện làm việc tiêu chuẩn cũng như thuộc các diện như: Là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động có kỹ thuật.
Liên quan tới điều kiện để được pháp luật công nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động có kỹ thuật, doanh nghiệp cần lưu ý những thông tin sau:
1. Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành
- Có giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành.
- Văn bản xác nhận là quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.
Lưu ý:
- Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;
(Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.)
- Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Đối với chuyên gia
- Bằng đại học hoặc tương đương.
- Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
- Giấy tờ xác nhận có ít nhất 03 năm kinh ngiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
3. Đối với lao động kỹ thuật
- Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.
Lưu ý:
Đối với người lao động nước ngoài nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu nhất trong việc tuân thủ các quy định về lao động, trong đó có đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài, Vietsourcing HR cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ đăng ký mới Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
- Dịch vụ gia hạn Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
- Dịch vụ đăng ký thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài