Chuyển tới nội dung
3 cấp độ của thương hiệu nhà tuyển dụng

3 cấp độ của thương hiệu nhà tuyển dụng

10.04.2019

Thương hiệu nhà tuyển dụng đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trong giới làm nhân sự và tầm quan trọng của việc thu hút và giữ chân nhân tài vẫn tiếp tục được bàn tán sôi nổi. Khi các công ty đang không ngừng đầu tư vào phát triển thương hiệu và các giá trị hấp dẫn người lao động (Employer Value Proposition - EVP), thì vẫn có vài cạm bẫy cần phải đề phòng.

Phát triển một thương hiệu cốt lõi và các giá trị hấp dẫn người lao động chỉ là khởi đầu mà những công ty nhỏ nhưng đa năng cần tiếp cận. Điều quan trọng nhất là phải phân loại các thông điệp dành cho mỗi loại đối tượng khác nhau.

Bất kỳ công ty nào cũng có thể thuê nhiều bộ phận với các kỹ năng khác nhau và dĩ nhiên là các ứng viên thì không phải ai cũng giống ai. Tương tự, thậm chí ngay cả vị trí làm việc và môi trường làm việc trong công ty cũng có thể khác nhau.



Thêm vào đó, những điều này còn có xu hướng quá tập trung vào việc làm cho mọi thứ trở thành màu hồng. Nếu thông điệp về thương hiệu của công ty bạn nhận mạnh quá vào các thuộc tính một cách tích cực thì tầm nhìn thương hiệu của bạn sẽ khác xa so với thực tế.

Chúng ta cần phải lưu ý rằng thương hiệu của mình không cần thiết phải thu hút Tất Cả mọi người mà chỉ cần thu hút những người phù hợp mà thôi. Đúng đấy, điều này có nghĩa là thương hiệu của bạn cũng nên xác định xem những ai không phù hợp với công ty của bạn..

Vậy làm thế nào bạn có thể tránh những cạm bẫy này?

Hãy bắt đầu bằng cách phá vỡ và tập trung thương hiệu tuyển dụng của bạn vào ba cấp độ sau:

Thương hiệu công ty

Xác định các trải nghiệm tổng quan của toàn bộ nhân viên trong tổ chức và nghĩ xem những nhân viên này kết nối với điều gì nhất? Đây là cấp độ đơn giản nhất, bởi vì đó là những gì mà hầu hết chúng ta đang làm. Một khi bạn đã làm được điều này thì cần thiết nhất vẫn là phải tập trung vào từng bộ phận nhỏ để tinh chỉnh thông điệp cho phù hợp.

Bộ phận/Chức năng

Tiếp theo, hãy nghĩ về từng đơn vị kinh doanh, bộ phận hoặc khu vực chắc năng của công ty để xác định thuộc tính chính có thể tạo điểm nhất cá biệt cho nhóm đó. Bạn có thể tìm thấy sự khác biệt về địa lý, văn hóa hoặc cá tính của mỗi cá nhân trong từng bộ phận. Ví dụ như Phòng Kinh doanh sẽ khác phòng IT và thông điệp thương hiệu của bạn sẽ phải phản ánh được thông tin đó.

Tuyển dụng trưởng phòng hoặc trưởng nhóm

Đây là cấp độ cuối cùng, quan trọng nhất nhưng cũng dễ bị bỏ qua nhất. Chúng ta cần phải bắt đầu phát triển thương hiệu từ cấp độ toàn công ty cho tới việc tuyển dụng trưởng nhóm. Một ngày nào đó, nhân viên của bạn sẽ dành nhiều thời gian cho công ty hơn là cho chính gia đình của họ. Tuy nhiên, hầu như đa số các công ty không cung cấp đúng các thông tin thu hút để tuyển dụng khiến cho các ứng viên cảm thấy mịt mù khi tìm kiếm về công ty.

Như bạn có thể thấy, thương hiệu tuyển dụng thường mở rộng ra bên ngoài tầm tiếp cận của công ty. Các sáng kiến thương hiệu của bạn nên đào sâu hơn đến cả phòng và đội nhóm, cốt để những ứng viên phù hợp sẽ nhận được những thông điệp hữu ích, cần thiết và thực sự quan trọng đối với họ.

Bạn còn thấy những cạm bẫy nào đối với các sáng kiến xây dựng thương hiệu tuyển dụng không?

Phương Hoa (biên dịch và tổng hợp từ Phenom People)

Bài viết khác